Trong làn sóng đổi mới của lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), khái niệm “giao thức vay, cho vay không cần cấp phép” – hay còn gọi là “permisionless lending” – từng được xem là bước tiến cách mạng. Tuy nhiên, về bản chất, hầu hết các giao thức hiện nay vẫn chỉ là một biến thể hiện đại của “mô hình vay có thế chấp”, vốn đã tồn tại trong tài chính truyền thống từ lâu. Bên cạnh đó, *sự phụ thuộc nặng nề vào Oracle trong việc định giá tài sản* càng khiến DeFi đánh mất lý tưởng phi tập trung ban đầu, đưa hệ thống vào trạng thái “điểm lỗi đơn lẻ”.
Theo đó, dù tuyên bố mở cửa cho tất cả người dùng, DeFi hiện nay thực tế chỉ xoay quanh một số ít tài sản như Bitcoin(BTC), Ethereum(ETH) và các loại stablecoin – những đồng tiền được gọi là “tài sản blue-chip”. Nguyên nhân là các Oracle hiện nay khó có thể định giá chính xác với những token có khối lượng giao dịch thấp và mức độ biến động cao, thường được gọi là “tài sản dài đuôi” (long-tail). Điều này dẫn đến rủi ro cao và các cơ chế phản hồi yếu kém – một lỗ hổng nghiêm trọng với một hệ thống tài chính đang hướng đến phi tập trung.
Để khắc phục hạn chế trên, một hướng đi mới đã bắt đầu định hình: khái niệm *“tính thanh khoản hợp nhất” (Unified Liquidity)* đang nổi lên như một giải pháp đầy triển vọng. Bằng cách hợp nhất cơ sở hạ tầng của swap và vay vào chung một pool, ngay cả những tài sản dài đuôi cũng có thể được giao dịch như blue-chip, với đòn bẩy tương đương – *mà không phụ thuộc vào Oracle*. Đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng một thị trường giao dịch margin thực sự permisionless.
Hiện tại, các nền tảng giao dịch đòn bẩy thường yêu cầu “phê duyệt niêm yết" và phụ thuộc vào hệ thống Oracle tập trung. Điều này khiến nhiều tài sản mới bị gạt ra khỏi cuộc chơi, không thể bị bán khống, làm tê liệt cơ chế thanh lọc thị trường. Khi chức năng “bán khống permisionless” bị thiếu hụt, những token kém chất lượng vẫn dễ dàng tăng giá không hợp lý, thao túng hành vi người dùng – một dạng thị trường “ảo” không phản ánh đúng cung cầu. Trường hợp sụp đổ của dự án LIBRA tại Argentina là minh chứng rõ ràng cho điều này.
Mặt khác, Scam token và hiện tượng “rút thảm” vẫn diễn ra thường xuyên. Một ví dụ là vào tháng 4 vừa qua, 12 memecoin sơ khởi trên nền tảng Solana(SOL) đã gọi vốn đến 19,5 triệu USD (khoảng 271 tỷ đồng) nhưng sau đó, các nhóm phát triển biến mất hoàn toàn. Để chống lại chiêu trò này, nền tảng Pump.fun đã ra mắt và nhanh chóng thu hút chú ý khi cung cấp khả năng phân phối token hoàn toàn minh bạch và dễ sử dụng. Nhờ đó, nền tảng này đã giúp giảm rủi ro “rug pull” cho các dự án memecoin, và biến Solana thành trung tâm thử nghiệm cho các mô hình tài sản mới.
Nếu chuyển sang kiến trúc thanh khoản hợp nhất, các chức năng như stable swap, giao dịch phái sinh, cho vay và margin đều có thể được tích hợp vào cùng một tầng thanh khoản. Mô hình này không chỉ đơn thuần tối ưu hiệu suất mà còn thúc đẩy khả năng “modularity” (lắp ghép mô-đun) và “composability” (tính kết hợp chức năng) – hai đặc tính quan trọng để DeFi tiến tới một hạ tầng tài chính mở và bền vững.
Trong dài hạn, giao thức thanh khoản hợp nhất có thể giúp DeFi trở lại vai trò của một “hệ thống tài chính sản sinh giá trị”. Khi *việc bán khống được thực hiện một cách không cần phê duyệt*, mọi token đều có thể tham gia thị trường ngay lập tức. Từ đó, lập trình viên và nhà sáng lập có thể tạo ra các sản phẩm tài chính mới trên một tầng tài sản có tính thanh khoản và minh bạch cao hơn. Tương tự như cách thị trường chứng khoán Mỹ duy trì sự ổn định nhờ hệ thống bán khống – không nhờ SEC mà nhờ các tổ chức như Muddy Waters Research phát hiện gian lận tài chính ở Luckin Coffee – thì trong DeFi cũng có thể đặt niềm tin vào các cơ chế thị trường phi tập trung làm vai trò “tự điều tiết”.
“DeFi không nên chỉ bắt chước hệ thống tài chính truyền thống, mà phải học cách nói ngôn ngữ riêng của mình.” Sự thiếu vắng *chức năng bán khống không cần cấp phép* thực chất không chỉ là một khiếm khuyết, mà là *lỗi hệ thống*. Nếu không sửa chữa được điều đó, toàn bộ hệ sinh thái sẽ thiếu đi một công cụ quan trọng để loại bỏ token lừa đảo và tạo ra một thị trường minh bạch hơn.
Đã đến lúc DeFi không chỉ tập trung tăng trưởng, mà cần một “liệu pháp chữa bệnh” để trưởng thành một cách bền vững. Và *tính thanh khoản hợp nhất* có thể chính là chìa khóa để hiện thực hóa điều đó.
Bình luận 0