Theo dữ liệu cập nhật, chính phủ Bulgaria từng sở hữu tới 213.519 Bitcoin(BTC) – một khối tài sản khổng lồ có thể giúp nước này thanh toán 1/5 khoản nợ công vào thời điểm năm 2017. Với giá trị thị trường khi đó là khoảng 3,5 tỷ USD (xấp xỉ 4,865 nghìn tỷ đồng), số Bitcoin này đã được chính phủ quyết định bán toàn bộ trong năm tiếp theo.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hiện tại, quyết định bán sớm loại tài sản số này đang bị đánh giá là một sai lầm chiến lược. Giá trị của cùng khối lượng Bitcoin kể trên tính đến thời điểm hiện tại đã tăng vọt lên khoảng 25,24 tỷ USD (tương đương 350,836 nghìn tỷ đồng). Con số này thậm chí vượt cả tổng nợ công quốc gia của Bulgaria, vốn ở mức 24 tỷ USD (xấp xỉ 333,6 nghìn tỷ đồng). Điều này đồng nghĩa, nếu chính phủ giữ lại *Bitcoin(BTC)* thay vì bán sớm, Bulgaria sẽ không chỉ trả hết nợ, mà còn dư một khoản lợi nhuận khổng lồ.
Trên thực tế, không ai có thể lường trước diễn biến thị trường tiền mã hóa sẽ phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Bình luận về sự kiện này, ông Alex Obchakevich – nhà sáng lập hãng nghiên cứu Obchakevich Research cho biết: “Sự biến động dữ dội của Bitcoin cho thấy đây không phải là tài sản thích hợp để dùng làm nguồn dự trữ ổn định. Rất khó cho các chính phủ nắm giữ Bitcoin lâu dài trong danh mục tài chính nhà nước.”
Từ góc nhìn quản lý tài chính công, hành động bán *Bitcoin(BTC)* khi thị trường chưa quá biến động có thể coi là một phương án nhằm hiện thực hóa lợi nhuận ngắn hạn và hạn chế rủi ro. Dù vậy, với xu thế tăng giá của tiền mã hóa trong thời gian qua, những gì Bulgaria đã mất chắc chắn sẽ được ghi nhớ như một bài học đắt giá về việc định giá tài sản số trong chiến lược tài khóa quốc gia.
Đây cũng là ví dụ điển hình cho thấy tầm quan trọng của việc nhìn xa trông rộng trong quản lý tài sản kỹ thuật số – lĩnh vực đang ngày càng đóng vai trò lớn trong kinh tế toàn cầu.
Bình luận 0